1. Gỗ MDF là gì?
MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard, nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Đây là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ gỗ vụn, nhánh cây, mùn cưa… nghiền nhỏ thành sợi gỗ·. Sau đó, các sợi này được rửa sạch tạp chất rồi trộn với keo và phụ gia chuyên dụng, ép nén thành tấm phẳng dưới nhiệt độ và áp suất cao.
✅ Kích thước tiêu chuẩn:
-
1200 x 2400 mm
-
Độ dày từ 2.3mm đến 25mm, tùy mục đích sử dụng.
2. Lịch sử ra đời của gỗ MDF
Gỗ MDF xuất hiện lần đầu tại một xưởng sản xuất ở Mỹ. Chỉ sau 6 năm phát triển, Mỹ đã có 3 nhà máy với sản lượng đạt 133,000 m³/năm. Đến năm 2000, toàn cầu đã có 291 nhà máy MDF, trong đó nhà máy lớn nhất đạt công suất 340,000 m³/năm. Đây là bước tiến lớn trong ngành vật liệu công nghiệp.
3. Đặc điểm hình thức của ván MDF
-
Bề mặt: phẳng, mịn, đồng đều.
-
Màu sắc: tùy vào chức năng – màu xanh lá cho MDF chống ẩm, màu đỏ cho MDF chịu hóa chất.
-
MDF dễ dàng phủ melamine, laminate, veneer, acrylic, sơn PU… tạo nên hàng trăm mẫu mã, màu sắc đẹp mắt.
4. Các loại bề mặt phủ thường dùng với MDF
-
Melamine: chống trầy xước, phổ biến.
-
Laminate: chịu lực tốt, màu sắc đa dạng.
-
Veneer: giả vân gỗ tự nhiên (sồi, óc chó, xoan đào…).
-
Acrylic, men trắng, poly, giấy keo…
- Sơn phủ
5. Tiêu chuẩn an toàn của ván MDF
Thành phần quan trọng trong MDF là formaldehyde – một chất có thể gây hại cho sức khỏe nếu vượt ngưỡng cho phép. Do đó, MDF được phân loại theo tiêu chuẩn nồng độ phát thải formaldehyde(châu âu):
Dưới đây là các tiêu chuẩn cơ bản được áp dụng tại Việt Nam
-
E2: Nồng độ cao – gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Giá thành rẻ hơn
-
E1: Nồng độ thấp hơn – dùng ở châu Á, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cơ bản(vào một số nước).
-
E0: Gần như không phát thải
-
Carb P2: Cao cấp, rất ít formaldehyde – chuyên xuất sang Mỹ & EU.
6. Các loại MDF phổ biến
-
MDF thường: sử dụng trong môi trường khô.
-
MDF lõi xanh (chống ẩm): dùng cho bếp, nhà vệ sinh, nơi thường có ẩm ướt
7. Ưu điểm của gỗ MDF
-
Giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên.
-
Bề mặt mịn, dễ thi công, dễ kết hợp vật liệu phủ.
-
Hạn chế cong vênh
-
Ứng dụng linh hoạt: nội thất nhà ở, văn phòng, showroom, trường học…
8. Nhược điểm của gỗ MDF
-
Kém chịu nước
-
Không khắc chạm chi tiết như gỗ tự nhiên.
-
Giới hạn độ dày, không linh hoạt uốn cong.
-
Keo formaldehyde có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu dùng loại kém chất lượng.
9. Ứng dụng phổ biến của gỗ MDF
-
Nội thất văn phòng: Bàn làm việc, các hệ kệ tủ, …
-
Nội thất trong gia đình: Tủ quần áo, tủ bếp, tủ ngăn kéo, …
-
Giường ngủ, vách ngăn, cửa gỗ, …
-
Nội thất trường học, bệnh viện, xưởng sản xuất, …
10. Quy trình sản xuất gỗ MDF
🔹 Quy trình khô:
-
Trộn bột gỗ + keo + phụ gia → tạo bột sợi
-
Trải bột thành nhiều lớp
-
Ép sơ bộ → ép nóng (nén chặt, triệt tiêu nước)
-
Cắt ván, bo viền
-
Chà nhám, phân loại, đóng gói
🔹 Quy trình ướt:
-
Bột gỗ trộn nước → vón thành vảy
-
Trải đều, ép sơ bộ
-
Cán nhiệt để nén, rút nước
-
Cắt ván, xử lý cạnh
-
Chà nhám, phân loại
📌 Kết luận
Gỗ MDF là một trong những vật liệu linh hoạt, thẩm mỹ và kinh tế nhất trong ngành nội thất hiện đại. Nếu chọn đúng loại (như MDF chống ẩm, đạt chuẩn an toàn), bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho các sản phẩm nội thất tại nhà hoặc công trình chuyên nghiệp.